Bảo hành:12 Tháng chọn đời phần mềm
Mô tả:Thông số kỹ thuât:
| Mac Mini | Model: Mac Mini MRTT2
– CPU 3.0GHz 6-core 8th-generation Intel Core i5 processor (Turbo Boost up to 4.1GHz)
– 8GB 2666MHz DDR4 memory Max 64GB
– VGA Intel UHD Graphics 630
– Ổ cứng 256GB PCIe-based SSD storage
Tưởng Apple đã ngủ quên không ra mắt Mac mini thế hệ mới nhưng lần này đã không làm mất lòng người hâm mộ
Nhưng thay đổi lớn nhất trên Mac mini 2018
– CPU thế hệ 8 6 lõi 12 luồng
– Ram nhận đến 64GB ram ddr4 Buss 2666
– Chip bảo mật T2
– Ổ cứng SSD dung lượng khủng nhất 2TB
– Máy trang bị tới 4 cổng USB-C nhưng vẫn đầy đủ cổng USB-A, Ethernet, HDMI.
Nâng cấp mạnh mẽ nhưng lại không có VGA rời chính vì thế nó sẽ phụ hợp cho các bạn lập trình viên, các bạn chạy các ứng dụng giả lập, hay máy ảo, làm văn phòng giải trí đa phương tiện
Nếu muốn tắc tốc độ cho máy thì chúng ta có thể gắn thêm EGPU qua cổng Thunderbolt với VGA găn bên ngoài thì chúng ta có thể chơi games hay làm đồ hoạ chuyên nghiệp trên Mac mini.
Sau gần 4 năm “bỏ quên”, Apple hôm nay giới thiệu thế hệ mới của Mac Mini với thiết kế mỏng và cấu hình mạnh hơn đáng kể. Máy có hệ thống tản nhiệt được cải tiến nhằm hỗ trợ phần cứng mạnh hơn cùng bộ khung bằng hợp kim nhôm có thể tái chế 100%. Màu sắc duy nhất để lựa chọn là xám đen thay vì bạc như trước đây.
Mac Mini 2018 nâng cấp cấu hình, giá đắt hơn 300 USD
Mẫu máy tính Mac có giá thấp nhất được làm mỏng hơn, dùng chip Core i mới nhất, ổ cứng SSD nhưng mức khởi điểm vẫn lên tới 799 USD.
Mac Mini mới được làm mỏng hơn và có màu xám đen thay vì bạc.
Cấu hình của Mac Mini mới bao gồm khởi điểm với chip Intel Core i3 thế hệ thứ 8 và có thể nâng cấp lên tối đa Core i7 với 6 nhân chạy ở tốc độ 3,2 GHz. Hiệu suất đồ họa tăng hơn 60% so với thế hệ ra mắt năm 2014. Máy sử dụng RAM SO-DIMM xung nhịp 2.666 MHz với dung lượng tối đa 64 GB. Apple chỉ cho lựa chọn ổ cứng SSD với dung lượng tối đa là 2 TB. Hiệu suất tổng thể của sản phẩm được giới thiệu tăng gấp 5 lần so với model tiền nhiệm.
Máy trang bị tới 4 cổng USB-C nhưng vẫn đầy đủ cổng USB-A, Ethernet, HDMI.
So với các mẫu MacBook, Apple tỏ ra “hào phóng” về cổng kết nối trên Mac Mini. Máy có đầy đủ cổng Ethernet tốc độ 10 Gb/giây, HDMI 2.0, hai cổng USB tiêu chuẩn, 4 cổng USB-C hỗ trợ Thunderbolt 3 và giắc cắm tai nghe 3,5 mm. Apple cũng sử dụng chip T2 hỗ trợ mã hóa dữ liệu, điều khiển âm thanh, hình ảnh trên Mac Mini.
Vì sao lại là Mac Mini? Phải có lý do gì đó để mình mua Mac Mini chứ nếu không thì sắm MacBook Pro cho tiện hay chơi nữa thì lên iMac luôn cho khỏe rồi.
Lý do mình mua Mac Mini là vì mình muốn có 1 chiếc máy để cố định trên công ty để mình không cần phải vác balo đựng laptop đi làm mỗi ngày, đồng thời tận dụng được màn hình, bàn phím, chuột đang có sẵn. Sáng ra cứ nhét chìa khóa, điện thoại, bóp tiền vào người rồi phóng xe thôi, lúc về cũng chỉ cần đứng dậy đi về. Thêm nữa là mình muốn thử nghiệm xem con CPU 6 nhân của Intel sẽ ra sao (việc của mình cần CPU nhiều, để làm gì thì mình sẽ đề cập kĩ hơn ở bên dưới), có thể nó sẽ mạnh hơn so với chiếc MacBook Pro 2016 của mình.
Mình để ý Mac Mini cũng lâu rồi, nhưng giờ mới mua được vì từ năm 2014 đến nay Apple vẫn chưa làm mới cấu hình cho máy, và tất nhiên mình chẳng dại mà bỏ tiền ra mua một cái máy cấu hình cũ. Mãi tới năm nay Apple mới nâng cấp toàn diện cho Mac Mini nên mình mới chiến.
Vẫn là thiết kế nhỏ gọn hình vuông quen thuộc, chiếc hộp Mac Mini chiếm rất ít chỗ trên mặt bàn, mình cực kì ưng ý với thiết kế này. Nếu bạn đặt nó trong nhà để làm máy chơi media thì cũng hợp lắm đấy, rất sang trọng. Năm nay Apple lại còn chơi màu xám không gian cho máy nên nhìn ngầu hơn màu bạc của đời 2014. Nó cũng hòa nhập tốt hơn với đồ nội thất xung quanh và nhìn cũng đỡ dơ hơn khi sử dụng một thời gian bị dính bụi. Khi chạy Mac Mini có một cái đèn ở mặt trước sáng lên nhẹ nhàng. Lâu rồi mình mới thấy lại design đèn LED kiểu này trên sản phẩm Apple.
Chiếc Mac Mini năm nay có thể nói là hoàn hảo về cổng kết nối. Nó có 1 cổng LAN cho bạn nào cần sử dụng thay mạng Wi-Fi cùi ở công ty, nó có 2 cổng USB truyền thống, có cả 4 cổng USB-C và một cổng HDMI. Bạn có thể xuất hình ảnh bằng cổng USB-C và HDMI cùng lúc ra 2 màn hình khác nhau. Jack 3,5mm cũng xuất hiện đầy đủ, anh em nào dự tính mua Mac về làm việc với âm thanh có thể yên tâm. Với số cổng kết nối này thì bạn không có gì phải than phiền hay lo lắng về adapter các thể loại.
Lưu ý rằng không như laptop chỉ cần 1 sợi USB-C là đủ điện để chạy, chiếc Mac Mini 2018 cần phải được cắm nguồn mới hoạt động được. Giá mà nó có thể chạy chỉ với cổng USB-C thì bàn làm việc sẽ càng gọn hơn.
Cái mà mình phải nghiên cứu, tìm hiểu nhiều nhất trước khi mua Mac Mini 2018 chính là cấu hình. Công việc của mình chia làm 2 nhóm chính: code + làm việc với data và viết bài trên Tinh tế. Khi code + làm data thì năng lực xử lý cần thiết chủ yếu là CPU, rất hiếm khi cần tới GPU (chỉ cần khi huấn luyện các model lớn về machine learning, mà lúc đó mình đem lên server làm cho khỏe). Việc viết bài Tinh tế thì cũng chỉ cần CPU, lâu lâu mình có edit phim 4K thì cần tới GPU mà thôi.
Dựa trên nhu cầu công việc này, mình bắt đầu điều tra thì thấy rằng Mac Mini có 2 bản cho bạn lựa: chip Core i3 4 nhân hoặc chip Core i5 6 nhân (có thể nâng lên i7 6 nhân nếu cần). Cả hai đều có sẵn 8GB RAM (nâng cấp được) và SSD 128GB hoặc 256GB (không thể nâng cấp về sau). Mình quyết định sẽ chơi con Core i5 6 nhân giá 1099$ vì mình xác định đây là máy làm việc, việc đầu tiên mạnh nhất trong khả năng có thể là điều nên làm. Mình không option thêm bản Core i7 thì phải đợi khá lâu, hàng không có sẵn.
Chip Core i5 trong bản mình mua có mã đầy đủ là Core i5-8500B, thuộc thế hệ thứ 8 Coffee Lake. Mình không tin 100% vào điểm benchmark, nhưng nó vẫn là một con số để tham khảo và ước lượng được sức mạnh của chip so với những dòng khác ra sao nên mình có lên trang CPU Benchmark coi thử thì thấy mức hiệu năng của nó cũng khá ổn nên mới quyết định xuống tiền. Để đảm bảo mọi thứ chạy được, mình ra Apple Store, tải về các phần mềm mình hay chạy trên Mac Mini để biết chắc rằng việc của mình sẽ được xử lý tốt.
Và việc thử nghiệm, nghiên cứu kĩ càng đã đúng. Bản Core i5 của Mac Mini 2018 có thể xử lý mượt mà tất cả mọi thao tác bình thường của 1 chiếc máy tính, nó có thể xuất phiim 4K nhanh, gọn khi edit đơn giản bằng iMovie và tất cả tool data hay lập trình của mình đều hoạt động hoàn hảo không có gì phải phàn nàn. Thực ra các tool dạng này đều được thiết kế để chạy được trên cả những máy cũ nữa nên Mac Mini 2018 dư sức chạy được chúng. Mình ghi chi tiết ra để anh em tham khảo nếu cần nhé:
Word, Excel, PowerPoint: mượt mà, không vấn đề gì
Web với Chrome, Safara, Firefox: đương nhiên ngon lành
Chỉnh video 4K với iMovie: lúc chỉnh và chèn hiệu ứng, chữ nghĩa không bị giật hình, khi xuất khá nhanh. Video này là 4K@60fps mình quay từ iPhone
Chỉnh hình ảnh với Photoshop, Lightroom: nhanh mượt, hiệu ứng áp dụng ngay, không phải chờ gì
Lập trình: tất cả mọi loại scripting language như Python, PHP, Node JS, các công cụ data hơi bự chút như TensorFlow, Jupyter Notebook, Pandas, Scikit Learn… đều hoạt động ngon lành
Pentaho Data Integration, một công cụ data chạy rất nặng và ăn CPU / RAM cực nhiều: cũng chạy tốt không vấn đề gì
Tất cả những thứ trên có thể diễn ra khi mình xuất hình ảnh ra màn hình 4K qua cổng USB-C
Nói kĩ hơn về vụ xuất phim 4K, mình test với 1 file phim 1 phút import từ iPhone vào máy thì Mac Mini 2018 có thể xuất nó ra trong vòng 3 phút. Trên chiếc MacBook Pro 2016 của mình cũng mất thời gian tương đương như thế này. Lưu ý rằng việc xuất phim cần CPU nhiều hơn là GPU.
Sẵn nói về GPU, điểm hạn chế của Mac Mini 2018 đó là nó không sở hữu GPU rời, chỉ có GPU tích hợp của Intel mà thôi (Intel UHD Graphics 630). GPU này vẫn đủ dùng cho tất cả những trường hợp mà mình liệt kê ở trên, nhưng nếu bạn cần một số thứ hard core hơn như chạy Adobe Premier hay các phần mềm kĩ thuật đồ họa thì có thể Mac Mini không dành cho bạn. Bạn cần phải biết rõ mình thường làm gì rồi hãy đi mua nhé cho đỡ phí tiền.
Trên Mac Mini 2018, bạn có thể thay RAM được nhưng cần phải mang tới trung tâm bảo hành ủy quyền của Apple để họ thực hiện giúp bạn (tức là bạn mua RAM tương thích xong cầm tới cho họ thực hiện). Việc này tuy chưa ngon như việc bạn tự thay RAM tại nhà nhưng cũng vẫn còn đỡ hơn là ổ SSD. SSD của Mac Mini 2018 không thể thay thế, mua là chết cứng luôn. Mình khuyên bạn nên lựa model 256GB trở lên để xài cho thoải mái. Cắm ổ cứng rồi cũng là một giải pháp, nhưng chỉ là để lưu trữ file thôi, còn app, OS này kia thì vẫn phải cài lên ổ SSD của máy mới đủ nhanh và chạy mượt.
Mac Mini khi hoạt động trong đa số trường hợp rất mát mẻ, chỉ có hôm đầu tiên về do mình setup phải cài đặt nhiều + chép dữ liệu liên tục nên nó hơi nóng lên một chút. Còn khi làm việc bình thường thì không vấn đề gì, bạn cũng chẳng nghe tiếng quạt quay đâu. Mình xuất hình ảnh ra màn hình 4K để làm việc mà vậy thì khá là ngon đấy.
Chốt lại thì khi nào nên mua Mac Mini? Mac Mini không phải là loại mà ai cũng có thể mua như kiểu MacBook hay MacBook Pro, vì khi mua nó bạn sẽ phải hi sinh tính di động của một chiếc laptop, bù lại bạn có hiệu năng CPU cao hơn so với những chiếc MacBook Air / Pro 13 inch nên có thể xử lý được nhiều thứ cho công việc với thời gian ngắn hơn. Bạn chỉ nên mua Mac Mini khi:
Bạn hiếm khi phải dii chuyển, không cần xách máy vào phòng họp nhiều
Bạn cần những thứ liên quan đến xử lý tính toán của CPU, không cần dùng GPU nhiều
Bạn cần một cái máy nhỏ gọn để trên bàn làm việc, không phải đem laptop đi về mỗi ngày
Bạn cần một chiếc máy tính nhỏ để làm media center trong nhà, gắn ổ cứng rồi vào để xem phim ảnh, YouTube, nghe nhạc…
Khi mua nhớ tính thêm khoản tiền đầu tư cho bàn phím, chuột và màn hình. Nếu bạn đã có sẵn những thứ này rồi thì không cần suy nghĩ nhiều. Nếu chưa có thì nhiều khi mua con iMac có khi có lý hơn và đáng tiền hơn.
Trên thị trường hiện nay có một số máy nhỏ gọn khác cũng có kích thước cỡ như Mac Mini, ví dụ như con HP Z2 Mini G3 Workstation với chip Core i7 đời 6 giá 1300$ hay Lenovo ThinkCentre M920 Tiny dùng Core i7 đời 8 giá từ 1099$. Nếu bạn dùng Windows, đây sẽ là những lựa chọn tốt hơn dành cho bạn thay vì mua Mac Mini về cài Win. Linh hồn của máy Mac chính là macOS, nên nếu bạn mua nó về cài Win thì hơi phí và cũng không tận dụng được hết những tối ưu của hệ điều hành với phần cứng mà Apple đã trang bị.
Chốt lại như này:
Điểm mạnh:
Thiết kế đẹp, tinh tế, nhỏ gọn
CPU Core mới mạnh mẽ, hiệu năng tốt
Đa dạng cổng kết nối, gần như mọi cổng phổ biến đều có
Điểm yếu:
Giá cao hơn so với đời cũ
Không có GPU rời
Nếu bạn chưa có laptop, có lẽ bạn nên mua laptop trước nếu bạn cần di động hoặc cần xách máy vào phòng họp
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.