Cấu hình 1: Giá 5,000,000 VNĐ
– CPU: Intel Core i5-5200U (2 lõi, 4 luồng, xung nhịp 2,2 GHz 2,7 GHz, 3 MB Cache)
– GPU: Intel HD Graphics 5500
– Màn hình 14″ HD 1366×768
– RAM: 4GB DDR3L
– Ổ cứng: SSD 120GB
– Pin: Li-Po 24 Wh tháo rời được;
– OS: Windows 10 Pro 64-bit.
– USB 3.0 2,0, VGA
– Trong lượng 1.6Kg
Cấu hình 2: Giá 5,500,000 VNĐ
– CPU: Intel Core i5-5200U (2 lõi, 4 luồng, xung nhịp 2,2 GHz 2,7 GHz, 3 MB Cache)
– GPU: Intel HD Graphics 5500
– Màn hình 14″ FHD 1920×1080
– RAM: 4GB DDR3L
– Ổ cứng: SSD 120GB
– Pin: Li-Po 24 Wh tháo rời được;
– OS: Windows 10 Pro 64-bit.
– USB 3.0 2,0, VGA
– Trong lượng 1.6Kg
Cấu hình 3: Giá 6,500,000 VNĐ
– CPU: Intel® Core™ i7-5600U (2 lõi, 4 luồng, 4M Cache, 2.60Ghz up to 3.20 GHz)
– GPU: Intel HD Graphics 5500
– Màn hình 14″ FHD 1920×1080
– RAM: 8GB DDR3L
– Ổ cứng: SSD 256GB
– Pin: Li-Po 24 Wh tháo rời được;
– OS: Windows 10 Pro 64-bit.
– USB 3.0 2,0, VGA
– Trong lượng 1.6Kg
Đánh giá Laptop Lenovo Thinkpad T450s
Chiếc máy có độ mỏng khoảng 2,1 cm nhưng Lenovo vẫn trang bị nhiều cổng kết nối tiêu chuẩn mà không cần dùng adapter chuyển đổi. Máy có 3 cổng USB 3.0, cổng xuất màn hình có mini DisplayPort và VGA – một cổng vẫn được dùng phổ biến trong môi trường doanh nghiệp. Ngoài ra máy còn có cổng LAN RJ-45 kích thước đầy đủ, cắm dây vào là dùng, khe đọc thẻ SD, khe SIM, khe SmartCard, jack tai nghe và cổng gắn dock dưới đáy máy. Như vậy T450s được trang bị đầy đủ “đồ chơi”.
T450s được trang bị màn hình 14″ với 2 tùy chọn 1 là matte chống chói không cảm ứng, 2 là glossy cảm ứng. Chiếc máy mình mượn được dùng màn hình matte và cá nhân mình thích loại màn hình này hơn bởi nó chống chói tốt và đỡ mỏi mắt hơn. Điểm ấn tượng đầu tiên là màn hình có tương phản rất tốt đến 700:1, các mảng màu tối sáng được hiển thị rất đã mắt, màu đen sâu như kiểu màn hình AMOLED trên điện thoại. Chiếc màn hình này có độ phân giải 1920 x 1080 px và với kích thước 14″ thì độ phân giải này cho độ chi tiết cao, mật độ điểm ảnh khoảng 157 ppi. Tấm nền màn hình là IPS cho góc quan sát rộng và độ sáng màn hình theo cảm nhận của mình khoảng 240 – 260 nit, vừa phải và rất phù hợp khi dùng lâu.
Bên cạnh màn hình thì T450s còn có một chiếc bàn phím và bàn rê rất chất lượng. Lenovo đã cải tiến bàn phím rất nhiều về thiết kế, hành trình và lực nhấn để nó mang lại một trải nghiệm gõ chính xác và có cảm giác xúc giác tốt hơn. Bàn phím dạng chiclet với các phím hình chữ U, bề mặt phím được làm hơi lõm theo hình dạng đầu ngón tay nên chúng ta có thể đặt tay vào gõ rất tự nhiên. Thêm vào đó, hành trình phím cũng dài hơn, khoảng 1,9 mm cho độ nẩy tốt. Lực nhấn trên mỗi phím khoảng 63 g, như vậy nó nặng hơn một chút nếu so với lực nhấn của switch Cherry Black trên bàn phím cơ. Thử nghiệm với 10fastfingers, mình gõ được khoảng 97 từ tiếng Việt/phút, sai 3 từ, như vậy độ chính xác của bàn phím rất cao nhưng tốc độ gõ có thể không cao như các bàn phím chiclet thông thường bởi lực nhấn nặng hơn và mình cũng vừa mới làm quen bàn phím này. Layout phím theo tiêu chuẩn dòng ThinkPad với phím Fn vẫn nằm bên trái phím Ctrl và ngoài ra thì Lenovo đã bổ sung một số phím chức năng như mở nhanh Settings, tìm kiếm Cortana, chuyển đổi tác vụ nhanh và mở Start Menu Windows 10 vào các phím từ F9 đến F12. Bàn phím cũng có đèn nền backlit 2 mức sáng.
Dưới bàn phím là bàn rê đa điểm phủ kính rất chất lượng, tương tự bàn rê trên các dòng máy cao cấp của HP, Dell và MacBook. Bàn rê này khá lớn, hỗ trợ đa điểm và do bề mặt phủ kính nên cảm giác tiếp xúc tốt hơn, không bám dấu vân tay, thao tác mượt mà hơn. Là bàn rê dạng ClickPad nên 2 phím chuột được tích hợp vào dưới bàn rê, thiết kế khá hiện đại. Ngoài bàn rê thì điểm đặc trưng của dòng ThinkPad là núm TrackPoint. Nó vẫn nằm giữa cụm phím G và H quen thuộc, vẫn có màu đỏ và có 3 phím chuột tiêu chuẩn.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.