LAPTOP GAMING ASUS TUF FX705GM-EV113T /i7-8750H /16Gb /512Gb /17.3″ FHD IPS
Giá niêm yết: 23.900.000₫
Giá khuyến mại: 17.500.000₫
- Quà Tặng:
- 1 Balo laptop thời trang.
- 1 chuột không dây.
- 1 lót chuột Logitech.
- Thẻ giảm giá 5% cho lần mua hàng tiếp theo. (Áp dụng cho sản phẩm likenew)
- Bảo Hành: 12 tháng phần cứng, trọn đời phần mềm
Bảo hành: 12 - 36 Tháng phần cứng trọn đời phần mềm
Hiện đang có tại cơ sở: 304 Thái Hà, 38 Dịch Vọng Hậu, Quận 1 TP. Hồ Chí Minh
Quà tặng:
- 1 Balo laptop thời trang.
- 1 chuột không dây.
- 1 lót chuột Logitech.
- Thẻ giảm giá 5% cho lần mua hàng tiếp theo.
Danh mục: ASUS Gaming, Laptop ASUS cũ, Laptop cũ, Laptop Gaming
Từ khóa: asus, GAMING ASUS TUF FX705GM-EV113T
Thông tin chi tiết
– CPU: Intel Core i7-8750H ( 2.2 GHz – 4.1 GHz / 9MB / 6 nhân, 12 luồng )
– Màn hình: 17.3″ ( 1920 x 1080 ) , không cảm ứng
– RAM: 1 x 16GB DDR4 2666MHz
– Đồ họa: Intel UHD Graphics 630 / NVIDIA GeForce GTX 1060 6GB GDDR5
– Lưu trữ: 512GB SSD M.2 NVMe
– Hệ điều hành: Windows 10 Home SL 64-bit
– Pin: 4 cell 64 Wh Pin liền , khối lượng: 2.7 kg
TUF FX705GE là mẫu laptop gaming tầm trung, được Asus tập trung thay đổi, cải thiện, và đầu tư nhiều: độ hoàn thiện đạt chuẩn quân đội MIL-STD-810G cao cấp, màn hình có viền mỏng hơn thế hệ trước, cấu hình phần cứng được nâng cấp,..mang lại những trải nghiệm chơi game, giải trí tốt cho game thủ.
Đi cùng với đó là mức giá phải chăng, rất cạnh tranh. Và ngay sau đây là bài đánh giá chi tiết của Techzones về sản phẩm đang rất là hot thời điểm đầu năm 2019 này: Asus TUF FX705GE (mã EW165T)
Những điểm nhấn bên ngoài
Nhìn qua hình ảnh của máy, có thể nhận thấy ngay là Asus TUF FX705 vẫn mang nhiều nét quen thuộc của thế hệ trước: ngôn ngữ thiết kế Radiating-X với nhiều góc cạnh, các đường cắt, đường gân dập nổi mạnh mẽ, đậm chất gaming. Tạo sự thu hút có chủ ý, hướng người dùng nhìn vào khu vực trung tâm, là nơi đặt logo Asus được mạ chrome bóng, có đèn sáng khi khởi động máy lên.
Asus TUF Gaming FX705GE
Máy có độ mỏng khoảng 27mm cùng trọng lượng khoảng 2,6kg. Điểm khác biệt theo đúng tinh thần TUF (The Ultimate Force) trên FX705 đó chính là nắp máy được làm bằng kim loại, thay vì là nhựa giả kim loại. Ngoài việc giúp bảo vệ máy tốt hơn, máy nhìn cứng cáp hơn, thì cảm giác sờ vào tấm kim loại này phải nói là rất phê !
Asus TUF Gaming FX705GE
Và theo như nhà sản xuất thì FX705 cũng được hoàn thiện đạt tiêu chuẩn quân đội cao cấp, hiểu nôm na là máy sẽ phải trải qua các bài kiểm tra: thử nghiệm va đập, rơi rớt ngoài ý muốn, sử dụng máy trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm khắc nghiệt,…
Thêm 1 điểm khá mới lạ trong thiết kế của FX705, đó là hãng Asus đã bố trí tất cả các cổng kết nối dồn hết qua bên phía tay trái, thay vì chia đều ra 2 bên cạnh như thông thường. Chúng ta sẽ có 1 cổng USB 2.0, 2 cổng USB 3.0, cổng HDMI, 1 cổng tai nghe kèm mic 3.5mm, 1 cổng mạng và đầu cắm nguồn.
Máy vẫn không có cổng USB type C và đầu đọc thẻ nhớ. Ngoài ra ở 2 bên cạnh của máy, chúng ta còn có 2 khe loa, với vỏ ngoài được sơn màu đỏ khá nổi bật.
Khu vực cạnh sau là 2 hốc tản nhiệt khá lớn, cùng các đường gân nhựa tạo điểm nhấn đẹp mắt, chưa kể là các lá tản nhiệt bên trong được sơn màu đỏ trông lại càng ngầu hơn.
Và nếu để ý 1 chút, các bạn sẽ thấy Asus còn đặt 2 khe nhỏ cạnh bên 2 hốc tản, để hệ thống tản nhiệt vừa làm mát cho hệ thống, vừa hút đẩy bụi ra ngoài, đảm bảo độ bền cho các linh kiện phần cứng bên trong máy.
Mặt dưới của FX705 không khác biệt gì với phiên bản FX504 trước đây, vẫn là nhựa cùng các chi tiết hoa văn được cách điệu, xung quanh vị trí hốc tản nhiệt phụ của máy. TUF FX705 cũng hỗ trợ người dùng nâng cấp đủ các linh kiện cơ bản: ổ cứng HDD, SSD, Ram,…
Màn hình
Asus TUF Gaming FX705GE trang bị màn hình kích thước 17,3 inch, tấm nền IPS do AUO sản xuất, độ phân giải Full HD cùng tần số quét phổ thông là 60Hz.
Theo mình được biết thì Asus còn tung ra phiên bản với tần số quét 144Hz, chưa kể là tất cả các mẫu FX705 đều có viền 2 bên cạnh đã được làm mỏng lại hơn khá nhiều so với thế hệ trước, thế nên máy hứa hẹn sẽ mang lại những trải nghiệm sử dụng, và giải trí chơi game thoải mái hơn.
Phần viền dưới còn dày nhưng khá tiện dụng, vì nó đẩy màn hình lên cao hơn giúp chúng ta xem nội dung được bao quát.
Thử đo màu màn hình thì các chỉ số mình ghi nhận được là 92% sRGB và 68% Adobe RGB, các chỉ số có thể nói là khá ấn tượng. Thế nên ngoài việc sử dụng bình thường, chơi game giải trí xem phim, các bạn có thể yên tâm sử dụng FX705 để chỉnh sửa hình ảnh, thiết kế đồ họa, mà không phải lo lắng nhiều về độ sai lệch màu cao.
Tuy nhiên theo cảm giác cá nhân thì mình thấy độ sáng của màn hình không cao, và độ tương phản của màu sắc khi dùng chỉnh sửa hình, xem phim chỉ ở mức khá.
Bàn phím và Touchpad
Nội thất bên trong của máy vẫn là chất liệu nhựa có các đường vân sọc giả kim loại, thêm 2 đường gân nổi 2 cạnh bên của khu vực bàn phím. Asus TUF FX705 được trang bị bàn phím Full size, với layout sắp xếp quen thuộc trên các dòng laptop của hãng, trải nghiệm gõ phím thoải mái, nhẹ nhàng với công nghệ Overstroke.
Điểm mới lạ đầu tiên chính là bốn phím W A S D đã được làm dạng trong suốt để làm lộ phần khung bên trong, thay vì làm viền đỏ xung quanh như trên phiên bản FX504, chi tiết này cũng làm mình nhớ lại mẫu Asus ROG Strix Scar II GL504GM trước đây mình từng đánh giá.
Thêm nữa là bàn phím còn có Led nền RGB, tuy không phải RGB từng phím hay theo vùng, nhưng ít ra cũng giúp bàn phím bắt mắt hơn, dễ thu hút hơn so với màu đơn sắc. Và tất nhiên không thể thiếu phần mềm Aura Core để chúng ta có thể thay đổi, tùy chỉnh 1 số hiệu ứng màu sắc khác nhau.
Touchpad có kích thước khá lớn, được trang trí bằng các họa tiết dạng ống ngắm trên các khẩu súng, tuy không đẹp mắt bằng touchpad trên mẫu Asus ROG Strix Scar GL503GE, nhưng nhìn cũng lạ mắt. Và bề mặt này được làm sần cho độ bám tay tốt, nhưng có vẻ hơi sần quá nên cảm giác vuốt lướt không quá mượt, trải nghiệm ở mức ổn, đủ dùng.
Nút nguồn được đặt tách rời ra khỏi layout bàn phím, bấm sử dụng thấy khá mềm, cảm giác hơi lỏng lẽo. Bên cạnh nút nguồn chúng ta sẽ có thêm 1 hốc tản nhiệt phụ nữa.
Nhìn chung, sau 1 tuần sử dụng máy, theo đánh giá cá nhân mình thì Asus TUF Gaming FX705GE có độ hoàn thiện tổng thể chung tốt, thiết kế không phải là mới, nhưng được cải thiện và hoàn chỉnh thêm 1 số chi tiết: chất liệu bề mặt kết hợp giữa kim loại và nhựa được xử lý tốt, màn hình viền mỏng, bàn phím có Led nền RGB, bản lề chắc chắn và cho góc mở rộng,……
Tuy nhiên điều chúng ta quan tâm nhất vẫn là cấu hình phần cứng bên trong, hiệu năng của máy, khả năng chiến game ra sao, và nhiệt độ kiểm soát thế nào ? Hãy đọc tiếp nhé !
Đi sâu vào chi tiết bên trong
Asus TUF Gaming FX705 mà mình sử dụng để đánh giá, sử dụng chip Intel Core i7-8750H, 6 nhân 12 luồng, xung nhịp mặc định 2,2GHz có khả năng boost lên 4,1GHz. Sẵn trong máy là 8GB Ram DDR4 2666MHz, cùng card đồ họa GTX 1060 6GB. Ổ cứng HDD 1TB Sata và 1 ổ SSD 512GB NVME PCIe.
Có thể thấy rằng là trang bị của máy có phần quen thuộc trong tầm giá, và đây cũng là cấu hình tiêu chuẩn của FX705GE được bán tại cửa hàng Techzones. Vì thế nên mình sẽ không giới thiệu quá nhiều, chủ yếu là chúng ta sẽ đi sâu hơn về hiệu năng của máy này, thông qua việc kiểm tra bằng các công cụ Benchmark.
Thông tin chi tiết hơn về cấu hình bên trong máy
Xem kết quả đo tốc độ của ổ SSD trong FX705, các bạn có thể thấy nó hoạt động khá tốt, tốc độ ĐỌC/GHI các tập tin từ bình thường cho tới 4K đạt kết quả cao, khá vượt trội so với các sản phẩm laptop trong cùng tầm giá.
Asus TUF Gaming FX705GE
Các điểm số kiểm tra có được
Cinebench R15
OpenGL tạm hiểu là tiêu chuẩn kỹ thuật đồ họa, CPU (con chip), Single Core (chạy đơn nhân), điểm số càng cao là càng mạnh càng tốt.
PCMark 10: 1 phần mềm đánh giá khả năng tổng thể của 1 chiếc máy laptop, từ chip, ram, ổ cứng, card đồ họa, khả năng làm việc, video, giải trí, hình ảnh, duyệt web, mở phần mềm, ứng dụng,….
Với 3DMark và Unigine Benchmark, 2 phần mềm đánh giá khả năng card đồ họa của máy, thì qua các điểm số cho thấy FX705 hoàn toàn đáp ứng tốt việc chơi các tựa game từ nhẹ tới nặng với mức FPS ổn định.
Chơi game
Cụ thể hơn thì mình đã chơi 1 số tựa game có lượng người chơi khá đông hiện nay là CS:GO và PUBG, cũng như các tựa game có yêu cầu cấu hình mức khá trở lên để cảm nhận vẻ đẹp đồ họa trong game là Far Cry 5 và Rise of Tomb Raider.
Sau đây là các chỉ số mà mình ghi nhận được.
Với CS:GO, một game FPS không nặng, thì FX705 dễ dàng đạt số FPS cao là 150, trung bình là 110-130, và ở những pha bắn súng nhanh, nhiều chuyển động thì giảm còn khoảng 100 trở lên.
Số khung hình thực tế khi chơi PUBG trên FX705 đạt mức từ 35-55 FPS ở thiết lập High. Còn ở Medium thì máy chiến tốt với FPS là 45 cho tới gần 70.
Với các tựa game nặng như Far Cry 5 hay Rise of Tomb Raider.
Far Cry 5
Thiết lập đồ họa High, độ phân giải Full HD, mức FPS dao động 39 – 45
Thiết lập đồ họa Medium, độ phân giải Full HD, mức FPS dao động 48-60
Rise of Tomb Raider
Thiết lập đồ họa High, độ phân giải Full HD, mức FPS dao động 40 – 60
Thiết lập đồ họa Medium, độ phân giải Full HD, mức FPS dao động 50 – 80
Thông qua việc kiểm tra Benchmark và chơi game, thì mình cũng theo dõi được nhiệt độ của máy thay đổi lên xuống như thế nào, qua đó đánh giá khả năng của hệ thống tản nhiệt bên trong TUF FX705.
Nhiệt độ
Ở bài viết này thì mình không giới thiệu nhiều về hệ thống tản nhiệt của máy tên gì, có gì đặc biệt, vì theo ý kiến cũng như quan sát, theo dõi của cá nhân mình, thì mình thấy đa phần các bạn tìm mua laptop gaming thường ít quan tâm tới thông tin của hệ thống tản nhiệt, mà các bạn sẽ chú ý tới máy có bao nhiêu quạt, và khi test máy hoặc chơi game thì nhiệt độ ra sao.
Nên nói ngắn gọn thì hệ thống tản nhiệt của FX705 gồm 2 quạt với 3 chế độ Yên lặng (Silent), Cân bằng (Balance) và Tối ưu (Overbooost). Các bạn có thể chuyển qua lại giữa các chế độ tùy theo nhu cầu sử dụng với tổ hợp phím Fn+F5. Đi cùng với đó là hệ thống chống bụi, giúp hạn chế bụi lọt vào trong máy cũng như hút đẩy bớt bụi ra bên ngoài.
Sử dụng máy thực tế trong điều kiện phòng máy lạnh 23 độ, chế độ quạt balanced, sau khoảng hơn 2 tiếng chơi game thì mình ghi nhận nhiệt độ cao nhất của CPU lên tới 95 độ, còn GPU là 85 độ, nhiệt độ trung bình thì dao động tầm 78-90 độ với CPU, và 60-75 độ với GPU.
Các điểm số có thể coi là nóng trên 1 chiếc laptop, thực tế trong quá trình trải nghiệm mình ít cảm nhận được hơi nóng, lý do là hơi nóng được thổi ra phía sau, không bốc về phía tay của mình, khu vực bàn phím và kê tay vẫn rất mát mẻ, mang lại trải nghiệm chơi game không bị gián đoạn, sướng hơn nhiều.
Và ngoài ra, khi sờ vào khu vực nhạy cảm là khoảng giữa màn hình và bàn phím, thật sự mà nói là mình chỉ thấy hơi nóng nhẹ, có thể do nhiệt độ phòng máy lạnh tác động vào, nhưng mình đánh giá rằng tản nhiệt của FX705 hoạt động tốt, và vỏ máy được hoàn thiện cách nhiệt tốt với tay người dùng.
Bên cạnh đó, thì máy cũng vượt qua khá tốt các bài stress test cường độ cao trong thời gian 15 tới 30 phút, xung nhịp bị giảm là điều khó tránh khỏi, nhưng nhìn chung là vẫn ở mức khá là 2,5GHz cho tới 3,2GHz.
Dĩ nhiên, khi chơi game hay sử dụng các tác vụ nặng thì nhiệt độ máy cao, quạt kêu khá to là chuyện bình thường, với mức giá phải chăng, chúng ta không thể đòi hỏi quá cao ở FX705.
Pin
ASUS TUF Gaming FX505 được trang bị viên pin 64 Whr, dung lượng có thể coi là cao so với mặt bằng chung. Sử dụng thực tế máy thì sao ?
Ở độ sáng 25%, pin ở chế độ Cân bằng, bàn phím có bật đèn nền, nếu không dùng máy, chỉ để nguyên đó thì sau 6 tiếng 30 phút máy sẽ tắt. Khi thiết lập độ sáng 50%, làm các công việc văn phòng, gõ văn bản lướt web đọc báo, nghe nhạc mức âm lượng 80, máy mang tới cho người dùng 4 tiếng 45 phút sử dụng.
Thời lượng pin sẽ là 3 tiếng cho tới gần 4 tiếng, với độ sáng 50%, dùng máy để xem phim, xem video độ phân giải Full HD trên Youtube. Còn chơi game thì để vừa tốt cho máy, vừa tốt cho trải nghiệm không bị tụt FPS thì cắm sạc máy nhé các game thủ !
Kết luận
Asus TUF Gaming FX705GE ngay từ cái tên đã cho người dùng thấy ngay rằng nó là 1 laptop chuyên game, máy có ngoại hình nhỏ gọn và đẹp mắt hơn so với thế hệ trước. Cấu hình được nâng cấp cho khả năng chiến game và xử lý công việc khá tốt. Cũng như các chi tiết được cải tiến hơn, hoàn thiện hơn: viền màn hình mỏng, bàn phím có Led nền RGB, chất liệu kim loại cứng cáp…
Tuy nhiên đây vẫn là dòng máy tầm trung trong đại gia đình laptop gaming của Asus, có nghĩa là người mua vẫn sẽ cần xác định trước, chấp nhận 1 số nhược điểm như là chất lượng hiển thị của màn hình không quá cao, độ sáng chỉ ở mức đủ dùng, thiếu các cổng kết nối như USB type C, cổng Display Port, hay như hệ thống tản nhiệt sẽ có người chê vì nhiệt độ máy còn cao.
Đánh giá (0)
Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.
Sản phẩm tương tự
-1%
Mã SP:
Giá khuyến mại: 18.990.000₫
-42%
Mã SP:
Dell Gaming G3 3579 Core i5-8300H /8GB /SSD 128GB + HDD 500Gb /GTX 1050 4GB /15.6 FHD (Like New 98%)
Giá khuyến mại: 9.500.000₫
-33%
Mã SP:
Giá khuyến mại: 26.990.000₫
-9%
Mã SP:
Giá khuyến mại: 19.990.000₫
-43%
Mã SP:
Giá khuyến mại: 8.500.000₫
-35%
Mã SP: DI7466I5
Giá khuyến mại: 8.500.000₫
-22%
Mã SP:
Giá khuyến mại: 24.990.000₫
-22%
Mã SP:
Giá khuyến mại: 23.900.000₫
17500000
LAPTOP GAMING ASUS TUF FX705GM-EV113T /i7-8750H /16Gb /512Gb /17.3″ FHD IPS
Trong kho
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.